3 giải pháp xử lý vải vụn bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
13/12/2021Ngành dệt may nói chung và ngành may xuất khẩu ở Việt Nam nói riêng đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế- xã hội mà nó mang lại thì trong quy trình sản xuất, các xưởng may còn thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn công nghiệp, với thành phần chủ yếu là vải vụn. Vì vậy, bài toán xử lý các chất thải công nghiệp, chủ yếu là vải vụn, từ các xưởng dệt may vẫn đang dừng lại ở việc thu gom, chôn lấp, trở thành mối nguy hại đe dọa đến môi trường.
Tác động tiêu cực của vải vụn đến môi trường sống
Theo TS Đặng Chí Hiền, Trưởng phòng thí nghiệm Công nghệ Hóa Dược phẩm, Viện Công nghệ hóa học cho biết, khói do đốt các loại phế thải như vải sợi tổng hợp, len dạ, thuộc da, nhựa vụn này cực kỳ nguy hiểm vì có chứa nhiều lưu huỳnh, Nox, sulfur dioxide (SO2), hydrocarbon, ammonia và nhiều hợp chất cực kỳ độc hại. Phải đốt trong lò chuyên dụng ở 1.000 độ C mới đảm bảo an toàn tuyệt đối, còn đốt âm ỉ sẽ sinh ra vô số chất độc hại trong đó có dioxin. Theo tính toán, nếu cho khói thải từ những nhiên liệu này vào trong phòng kín thì người trong phòng sẽ tử vong trong chốc lát. Còn trong không gian rộng, khí bị pha loãng nên chỉ có cảm giác ngạt, khó thở và ảnh hưởng từ từ.
Theo TS Phạm Tiến Dũng, nguyên Phân viện trưởng Phân viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động TP.HCM cho biết: Trong vải tổng hợp có các sợi polyester, khi đốt không cháy hết sẽ tạo thành khí carbon nặng tích tụ vào môi trường, trong đó có các thành phần gây ra những căn bệnh nguy hiểm cho con người tùy vào mức độ hít vào cơ thể.
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, việc đốt nhiều vải vụn, rơm rạ trong cùng một lúc sẽ làm nóng bầu khí quyển, khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn. Vì lý do đó, sự lưu thông khí kém hơn, trong khi đó mức độ ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn (như Hà Nội, TP.HCM) liên tục gia tăng do khí thải độc hại từ động cơ và từ các khu công nghiệp không thoát lên cao, mà tập trung dưới mặt đất nên dễ gây ra hiện tượng mù quang hóa.
Ông Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, vào những thời điểm chất lượng không khí xấu, chỉ số ô nhiễm.
Giải pháp xử lý phế thải vải vụn hiệu quả, bảo vệ môi trường
Ngoài ra, một phần việc tái chế rác thải (bao gồm vải vụn từ các ngành dệt may) đều được thực hiện chung một biện pháp xử lý duy nhất là chôn xuống đất. Biện pháp này là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái, nhất là môi trường nước và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.
Tại Việt Nam, ngành dệt may đang phát triển mạnh cùng với những lợi ích kinh tế to lớn. Tuy nhiên, bài toán xử lý chất thải công nghiệp, chủ yếu là vải vụn, từ các xưởng dệt may vẫn đang dừng lại ở việc thu gom, chôn lấp, đe dọa môi trường sống.
Giải pháp xử lý vải vụn bảo vệ môi trường
- Tận dụng vải vụn tạo nên những tác phẩm nghệ thuật
Được ra đời từ tháng 8/2018, tới nay hợp tác xã đã trở thành nơi đào tạo và làm việc của 21 người khuyết tật. Hằng ngày, những bạn trẻ khuyết tật vẫn dùng những đôi bàn tay tỉ mẩn với từng mảnh vụn vải nhỏ, cắt, ghép, dán…, tạo thành những bức tranh lớn nhỏ, những chiếc túi vải… đậm màu sắc văn hóa Việt Nam. Từ các bức tranh dân gian Đông Hồ, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm…, tất cả đều có ý nghĩa văn hóa và nhân văn sâu sắc.
Nhận thấy những tích cực mà Vụn Art đem đến cho môi trường, nhiều xưởng may đã chủ động vận chuyển vải vụn về đây. Chất liệu để sản xuất tranh vải, túi vải thường là vải nỉ, bao bố thân thiện với môi trường. Điều này góp một phần to lớn trong việc giảm thiểu các chất thải dệt may bị thải ra môi trường.
2. Bán cho các đơn vị thu mua phế liệu vải
Hiện nay có nhiều đơn vị thu mua các phế liệu vải về tái chế và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: may đồ cho trẻ em, may phụ kiện…
3. Sử dụng máy cắt vải tự động thông minh tiết kiệm vải
Một giải pháp xử lý vải vụn dài lâu và hữu hiệu hơn cho doanh nghiệp mà Hoshima đề xuất đó là cải tiến máy móc nhà máy.
Sử dụng công nghệ hiện đại bao gồm: phần mềm giác sơ đồ tự động thông minh giúp sắp xếp các chi tiết cắt tiết kiệm vải nhất, máy cắt vải tự động giúp cắt sát các chi tiết mà không cần khoảng cách, dẫn đến việc giảm thiểu lượng phải vụn, vải phế liệu bị bỏ. Bên cạnh đó công nghệ này giúp tiết kiệm thời gian xử lý và cắt vải, giảm thiểu số lượng lao động sử dụng.
Máy cắt vải tự động tiết kiệm vải tối đa Cosma
Ngoài ra sử dụng công nghệ tự động trong sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.
Hy vọng những thông tin mà Hoshima cung cấp sẽ mang lại nhiều kiến thức bổ ích dành cho bạn. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất may mặc, chúng tôi chuyên tư vấn giải pháp phát triển nhà máy sản xuất tự động, cung cấp máy móc công nghệ tự động, phần mềm hiện đại thông minh với chi phí tốt nhất phục vụ cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam và trên thế giới. Hãy liên hệ Hoshima để được tư vấn tốt nhất.
Hãy liên hệ với Hoshima để được tư vấn tốt nhất.
Hoshima International PTE Automated & Smart Solutions
HCM: 328 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1
Hà Nội: 308 Ngọc Trì, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên.
Website: https://hoshima-int.com
Fanpage: Hoshima International – 皇瑪
Youtube: Hoshima Hoangma
FOREIGNER VIETNAMESE
Call: 0906.603.813 (Mobile, Zalo, Whatsapp) : 0902.081.884 (Mobile, Zalo, Whatsapp)
WeChat: steve0906603813 WeChat: jamescosma
Email: steve.yap@hoshima-int.com : huynhhien.hoangma@hoshima-int.com