Trật tự mới của ngành dệt may thế giới
29/09/2022Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nổ ra, ngành dệt may thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những đổi mới và bước chuyển mình rõ rệt. Xu thế của dệt may hiện nay là áp dụng công nghệ, sản xuất sạch, bền vững, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường và có trách nhiệm đối với xã hội. Ngoài ra, một sự chuyển biến quan trọng đã xảy ra, Việt Nam chúng ta hiện nay đã đứng trong Top 3 các quốc gia xuất khẩu sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới.
Những quốc gia xuất khẩu hàng đầu của ngành dệt may thế giới
– Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Trung Quốc đạt đến 154 tỷ USD vào năm 2020. Các yếu tố thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc so với ngành dệt may thế giới đó chính là chi phí thấp, nguyên liệu thô chất lượng cao, lực lượng lao động lớn, nhiều khu công nghiệp phát triển và đặc biệt là công nghệ, máy móc vô cùng hiện đại.
Với những thuận lợi trên, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Sản lượng sản phẩm của nước này chiếm đến hơn một nửa GDP của ngành dệt may toàn cầu.
– Châu Âu
Đứng thứ 2 trong ngành dệt may thế giới về xuất khẩu sản phẩm đó là Liên minh các quốc gia châu u – EU. Trong đó, các quốc gia có sự phát triển vượt bậc đó là Ý, Đức và Tây Ban Nha. Đức mang về gần 39 tỷ, Ý 13 tỷ và Tây Ban Nha 15 tỷ USD mỗi năm.
Ngoài ra, ngành dệt may thế giới còn phụ thuộc khá nhiều với công nghệ tiên tiến của các quốc gia châu u. Trong đó, Đức là nước có kim ngạch xuất khẩu vải dệt kim, sợi tổng hợp lớn nhất. Và Ý là nước mang lại nhiều công nghệ đột phá, máy móc hiện đại, các loại hàng dệt điện tử cũng như quần áo công nghệ chất lượng.
– Việt Nam
Việt Nam luôn được nhắc đến là một trong những “ông lớn” của ngành dệt may thế giới. Tuy nhiên, chỉ vài năm trở lại đây, ngành dệt may nước ta mới vươn tầm và có chỗ đứng trong Top 3 thị trường lớn nhất toàn cầu. Năm 2020, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam được ước tính đạt hơn 35 tỷ USD, cao hơn cả Ý và Tây Ban Nha cộng lại. Trong khi đó, việc bùng phát dịch bệnh đã khiến nhiều thị trường phải đóng cửa, làm giảm khả năng xuất khẩu của chúng ta. Đến năm 2022, mục tiêu của dệt may Việt Nam là đạt 43 tỷ USD. Tuy nhiên con số này dường như là quá lớn do thị trường toàn thế giới đang gặp nhiều biến động như lạm phát, chi phí cao, xung đột chiến tranh,…
Ngoài ra, hiện nay dệt may Trung Quốc đang bước vào giai đoạn bảo trì nhà máy cũng như ảnh hưởng lớn do đại dịch, nhiều doanh nghiệp lớn đã chuyển sự đầu tư từ nội địa Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này được cho là phương pháp đảm bảo chi phí sản xuất thấp, duy trì chất lượng sản phẩm, đồng thời tạo mối quan hệ vững chắc với cả Trung Quốc và Việt Nam.
Dự báo ngành dệt may thế giới giai đoạn cuối năm 2022
Dù đã có đơn hàng sản xuất đến hết năm 2022, tuy nhiên dệt may Việt Nam nói riêng và ngành dệt may thế giới nói chung đang gặp nhiều vấn đề liên quan đến lạm phát.
Đặc biệt, lạm phát ở Mỹ và châu u diễn ra khá phức tạp, khiến nhu cầu mua sắm giảm sút đáng kể, trong đó có các sản phẩm ngành dệt may. Từ đó, các doanh nghiệp may mặc tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn. Thị trường tiềm năng của ngành dệt may thế giới là Mỹ. Tuy nhiên, dự báo kinh tế cuối năm tại quốc gia này sẽ tăng trưởng chậm, dẫn đến nhu cầu về thời trang giảm sút. Do đó, đơn hàng cuối năm tại đây có thể sẽ giảm theo do tỷ lệ tồn kho còn khá cao.
Ngoài ra, xung đột giữa Nga và Ukraine khiến giá nguyên liệu, phụ liệu, chi phí vận chuyển tăng mạnh. Giá bông tăng đến hơn 19%, cước vận tải tăng gấp 3 lần, khiến cho chi phí sản xuất của ngành dệt may thế giới tăng hơn 20%. Ngoài ra, giá nguyên liệu tăng gần 30% cũng khiến nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước và thế giới phải đau đầu.
Hơn nữa, thị trường EU dù có ngành dệt may phát triển nhưng vẫn tiêu thụ nhiều sản phẩm từ những quốc gia khác thì lại đang trong giai đoạn phải chứng kiến đồng Euro mất giá nghiêm trọng nhất 20 năm qua. Điều này ảnh hưởng cực kỳ nặng nề với những đơn hàng đã được ký kết thanh toán bằng đồng tiền chung châu u này.
Cuối cùng, đại dịch Covid-19 chưa hoàn toàn kết thúc. Nhiều quốc gia vẫn đang áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may thế giới. Cùng với đó, là tình trạng thiếu lao động, yêu cầu gắt gao về nguồn gốc sản phẩm cũng là những thách thức mà dệt may Việt Nam cũng như thế giới phải đối mặt.
Có thể thấy, ngành dệt may thế giới đã có sự phát triển trở lại sau giai đoạn bùng phát dịch bệnh nhưng vẫn phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới. Hi vọng, những “ông lớn” trong ngành dệt may kể trên cùng với các quốc gia khác sẽ tìm ra giải pháp thúc đẩy dệt may toàn cầu phát triển. Tương lai của ngành dệt may vẫn có nhiều triển vọng, trong đó, Hoshima đã, đang và sẽ luôn là đối tác tin cậy dành cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Hoàng Mã là đơn vị cung cấp các máy móc phục vụ cho ngành may uy tín, độc quyền tại Việt Nam với giá tốt và chính sách hậu mãi chu đáo, tận nơi. Bao gồm: Hệ thống kiểm vải Shelton, Máy kiểm vải C-tex, Máy xả vải C-tex, Máy kiểm tra màu C-tex, Máy trải vải tự động Cosma, Máy dán nhãn tự động Cosma, Máy cắt vải tự động Cosma, Máy xỏ dây tự động, Máy đính bọ máy dây, Máy may bo tay tự động, Máy may nẹp áo tự động, Máy ép nhãn tự động, Máy may lập trình, Máy vắt sổ trần đè 2 trong 1, Máy nối thun tự động, Máy lập trình cỡ nhỏ, Máy đính bọ, Máy passant tự động, Máy cấp nút tự động, Máy đóng nút tự động, Máy cuốn lai quần, Máy may lưng quần, Máy may miệng túi tự động, Máy may đóng túi tự động, Máy cuốn sườn, Máy gấp và đóng gói hàng tự động, Tính năng RFID, Hầm ủi tự động, AGV Robot, hệ thống chuyền treo tự động INA.
Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
HOÀNG MÃ CUNG CẤP GIẢI PHÁP THÔNG MINH VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NGÀNH MAY
- HCM: 328 Võ Văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1
- Hà Nội: 308 Ngọc Trì, Phường Thạch Bàn, Quận Long Biên.
- Website: https://hoshima-int.com
- Fanpage: Hoshima International – 皇瑪
- Youtube: Hoshima Hoangma
- Hotline: +84 902.081.884 (Mobile, Zalo, Whatsapp)
- WeChat: jamescosma
- Email: huynhhien.hoangma@hoshima-int.com
-> Xem thêm:
- Những cải tiến trong ngành may mặc
- Áp dụng công nghệ mới trong ngành may
- Công ty may mặc xuất khẩu lớn nhất Việt Nam
- Lợi ích của ứng dụng công nghệ tự động hóa trong ngành công nghiệp may mặc
- Các máy móc thiết bị tự động ngành may
- Tư vấn giải pháp nhà máy sản xuất tự động cho ngành may mặc
- Loại vải thường dùng trong may mặc