Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc

Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc

Dệt may đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp nước ta. Không những đáp ứng tốt nhu cầu lao động mà ngành dệt may còn thu hút lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các sản phẩm may mặc của chúng ta được cả thế giới đánh giá khá cao nhờ tay nghề nhân công, nguồn nguyên liệu, hệ thống máy móc và quan trọng không kém đó chính là quá trình quản lý chất lượng ngành may mặc diễn ra khá hiệu quả.

Công việc này đảm bảo mọi sản phẩm khi cung cấp đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất, không sai sót, gặp vấn đề liên quan đến khâu sản xuất. Một sản phẩm lỗi có thể sẽ được thay thế, làm lại từ đầu để đảm bảo chất lượng toàn lô hàng, qua đó khẳng định tên tuổi cho doanh nghiệp may mặc.

Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc

Tại sao cần phải quản lý chất lượng ngành may mặc?

Mỗi sản phẩm may mặc được tạo ra cần được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau. Mỗi khâu là sự kết hợp giữa thiết kế, nhân công và máy móc. Vì vậy, quản lý chất lượng ngành may mặc là điều cần thiết tại mỗi công đoạn. Việc này cần thực hiện đánh giá khách quan vì những lý do như sau:

– Đánh giá được tay nghề của nhân công, sự hiệu quả của hệ thống máy móc và năng lực của người quản lý.

– Đảm bảo được sự chính xác, chất lượng trong từng giai đoạn sản xuất.

– Kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay tại phân xưởng, thực hiện sửa lỗi, thay thế, làm mới nhanh chóng, tránh trường hợp đổi trả, hủy đơn của khách hàng.

– Tiết kiệm chi phí vận chuyển, thu hàng về và khẳng định tên tuổi của thương hiệu.

– Dự toán được chi phí, tiến độ sản xuất, giao hàng.

Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc

Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc tiêu chuẩn

– Kiểm tra chất liệu, màu sắc của vải

Nguyên liệu đầu vào là tiền đề để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Đây cũng là bước đầu tiên trong quy trình kiểm tra chất lượng ngành may. Khi sử dụng sai nguyên liệu nhưng không được phát hiện sẽ dẫn đến việc mất đi khoản chi phí khá lớn để nhập lại nguyên liệu đầu vào. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu đã được cắt may chưa chắc đã được tận dụng vào những đơn hàng khác.

Mỗi loại vải đều có ưu – nhược điểm và những đặc tính khác nhau. Chính vì vậy, cần phải kiểm tra nguyên liệu kỹ lưỡng trước khi triển khai sản xuất. Ngoài ra, tính chất, màu vải cần phải đúng với thiết kế và sự kết hợp giữa các màu phải hợp lý để tạo nên sản phẩm chất lượng, thẩm mỹ nhất.

– Kiểm tra kích thước của sản phẩm

Mỗi sản phẩm sẽ có một kích thước nhất định. Sản phẩm hoàn thành sau mỗi công đoạn đều cần kiểm tra lại chính xác về kích thước, sau đó mới đưa vào công đoạn tiếp theo. Nhiều đơn vị may chỉ thực hiện kiểm tra độ chính xác của kích thước với sản phẩm sau cùng. Tuy nhiên, với các loại bán thành phẩm cũng nên áp dụng quy trình này để đảm bảo đúng quy chuẩn, tiết kiệm thời gian, chi phí nếu lỡ xảy ra sai sót.

– Kiểm tra chất lượng đường may

Thẩm mỹ cũng như độ bền của sản phẩm được quyết định nhiều bởi đường kim mũi chỉ. Các mảnh vải cần được kết nối khít với nhau, khi kéo căng sẽ không lộ nhiều chỉ và vải cũng cần được đảm bảo không thủng lỗ quá to.

Ngoài ra, bên trong sản phẩm cũng cần được kiểm tra xem đường chỉ có đều, thẳng hay không. Đặc biệt tại những mối nối phức tạp như nách, đáy quần cần đảm bảo không xổ chỉ, rách khi hoạt động mạnh.

– So sánh với thiết kế

Quản lý chất lượng ngành may mặc cần đảm bảo rằng sản phẩm tạo ra giống với thiết kế 100%. Tất cả đều cần đáp ứng mọi tiêu chuẩn của thiết kế ban đầu. Việc sai xót so với thiết kế rất dễ khiến doanh nghiệp phải chịu nhiều tổn thất về chi phí, đền bù hợp đồng, thiệt hại danh tiếng và mất đi những đơn hàng lớn trong tương lai.

– Kiểm tra các chi tiết khác

Một vài chi tiết nhỏ trong sản phẩm may mặc cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi bàn giao, cung cấp cho người tiêu dùng. Một số chi tiết dễ gặp lỗi như khóa kéo, cúc áo, vị trí gài, khoảng cách giữa các khuy, cúc,… Với đơn hàng chất lượng cao, mọi chi tiết đều phải đảm bảo độ bền và thẩm mỹ mang lại.

Ngoài ra, cần kiểm tra lại độ co giãn của vải sau khi hoàn thiện. Một số chất liệu vải sau quá trình cắt, may, ủi sẽ bị co giãn. Vì vậy, cần kiểm tra để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và đảm bảo giống với thiết kế.

Tem mác của sản phẩm cũng là một vị trí quan trọng cần phải kiểm tra. Nhãn mác giúp khách hàng có thể nhận biết kích cỡ, cách sử dụng để đảm bảo tuổi thọ cho sản phẩm.

Ngoài ra, một số đơn hàng được thiết kế có kèm slogan, khẩu hiệu, logo,… Với những sản phẩm này, cần kiểm tra xem mẫu mã, kiểu chữ, kích cỡ, câu từ có đúng với mẫu ban đầu hay chưa. Đây là hình ảnh mang ý nghĩa cho từng tập thể khác nhau, vì vậy sai sót trong in ấn, thêu là điều không nên phạm phải.

Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc

Nguyên tắc quản lý chất lượng ngành may mặc

– Nắm vững yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy chế sản xuất, mẫu chuẩn, yêu cầu của khách hàng.

– Đối chiếu hiệu quả, kịp thời phát hiện lỗi, yêu cầu sửa chữa, khắc phục một cách khách quan.

– Đảm bảo thành phẩm không gặp lỗi hoặc ít lỗi nhất có thể.

– Giữ nguyên hiện trạng của sản phẩm được kiểm tra, tránh tác động làm thay đổi về chất lượng sản phẩm.

– Đảm bảo chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ trong cả quá trình.

– Ghi chép, đánh giá chi tiết cho từng sản phẩm.

Quản lý chất lượng ngành may mặc là quy trình cực kỳ quan trọng trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp may cần có đội ngũ kiểm tra cũng như các phần mềm, máy móc, hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Và hãy đến với Hoshima, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp may của bạn.

Quy trình quản lý chất lượng ngành may mặc

Công ty sản xuất thương mại dịch vụ Hoàng Mã là đơn vị cung cấp các máy móc phục vụ cho ngành may uy tín, độc quyền tại Việt Nam với giá tốt và chính sách hậu mãi chu đáo, tận nơi. Bao gồm: Hệ thống kiểm vải Shelton, Máy kiểm vải C-tex, Máy xả vải C-tex, Máy kiểm tra màu C-tex, Máy trải vải tự động Cosma, Máy dán nhãn tự động Cosma, Máy cắt vải tự động Cosma, Máy xỏ dây tự động, Máy đính bọ máy dây, Máy may bo tay tự động, Máy may nẹp áo tự động, Máy ép nhãn tự động, Máy may lập trình, Máy vắt sổ trần đè 2 trong 1, Máy nối thun tự động, Máy lập trình cỡ nhỏ, Máy đính bọ, Máy passant tự động, Máy cấp nút tự động, Máy đóng nút tự động, Máy cuốn lai quần, Máy may lưng quần, Máy may miệng túi tự động, Máy may đóng túi tự động, Máy cuốn sườn, Máy gấp và đóng gói hàng tự động, Tính năng RFID, Hầm ủi tự động, AGV Robot, hệ thống chuyền treo tự động INA.

Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

HOÀNG MÃ CUNG CẤP GIẢI PHÁP THÔNG MINH VÀ TỰ ĐỘNG HÓA NGÀNH MAY

-> Xem thêm:

Share